1. Vận động viên trượt băng Tonya Harding và sợi dây giày nghiệt ngã
(Ảnh: AP)
Tonya Harding từng là một trong hai ngôi sao sáng nhất làng trượt băng nước Mỹ nhưng sự nghiệp đầy rẫy những bê bối đáng tiếc. Bức ảnh phía trên được chụp trong Thế vận hội Mùa đông năm 1994, lúc Tonya đang thi đấu trượt băng tự do. Tuy nhiên, nữ vận động viên đột ngột ngừng lại, tiến đến bàn giám khảo và bật khóc. dịch công chứng Cô nói dây giày đã bị đứt và muốn thi lại một lần nữa. Kết quả, Tonya chỉ xếp thứ 8 chung cuộc.
Đáng nói hơn, ngay trước đó Tonya và chồng cũ Jeff Gillooly có liên quan đến vụ scandal tai tiếng nhất làng trượt băng. Gã đàn ông đã dùng dùi cui phục kích Nancy Kerrigan - kỳ phùng địch thủ của Tonya, thậm chí là hình mẫu được khán giả Mỹ thiên vị hơn rất nhiều. Cả hai cô gái đều xuất thân từ tầng lớp lao động nhưng Nancy lại được yêu mến, xuất hiện chỉn chu trong trang phục của nhà mốt Vera Wang, trong khi Tonya thường mặc trang phục khâu vá chằng chịt và luôn bị giám khảo thẳng tay trừ điểm.
Sau vụ tấn công hèn hạ, Nancy không thể tham dự cuộc thi vô địch quốc gia và cay đắng nhìn Tonya đoạt cúp chiến thắng. Thế nhưng Nancy vẫn kịp bình phục nhanh chóng và cùng tham dự Thế vận hội năm 1994 với Tonya, thậm chí còn qua mặt người đồng hương để giành huy chương bạc.
Giữa Tonya (trái) và Nancy đã nảy sinh mâu thuẫn không thể hóa giải, gây ầm ĩ trong thời hoàng kim của môn trượt băng nghệ thuật Mỹ (Ảnh: AFP/Getty Images)
Tonya chẳng những xếp hạng kém mà còn bật khóc và phàn nàn ngay trên đường băng. Về sau, vụ hành hung bị lôi ra ánh sáng, người chồng cũ Jeff nhận án tù thích đáng, còn Tonya vì không nhanh chóng báo án cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngoài ra, cô bị "treo giò", tước đi những danh hiệu thể thao cao quý. Có thể nói, khoảnh khắc Tonya bật khóc cũng là dấu hiệu cho thấy sự nghiệp của cô đã lụi tàn.
2. Marilyn Monroe và khoảnh khắc bình yên hiếm hoi trên tàu
Sinh ra dưới tên Norma Jeane Mortenson, nàng thơ nước Mỹ có một tuổi thơ khốn khó. Bà phải chuyển từ nhà nuôi dưỡng này đến trại trẻ khác và gặp nhiều vấn đề tâm lí. Hơn nữa, bà còn bị quấy rối tình dục và bắt đầu có tật nói lắp. Năm 16 tuổi, Marilyn kết hôn nhưng cũng không đi tới kết thúc đẹp.
Mọi thứ chỉ khởi sắc vào năm 1944, khi Marilyn làm việc trong một nhà máy của quân đội. Bà lọt vào mắt xanh của hãng phim First Motion Picture thuộc Không quân Hoa Kỳ. Mối lương duyên bất ngờ đã giúp Moroe chuyển sang làm người mẫu, rất phù hợp với các mẫu quảng cáo cổ điển. Kế tiếp, bà ký hợp đồng với các nhà sản xuất phim từ 20th Century Fox và Columbia Pictures.
Marilyn nhanh chóng trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời Hollywood, đi đến đâu được tung hô đến đấy, nhưng cũng "khét tiếng" là mỹ nhân tóc vàng ngỗ nghịch. Bà tự kết liễu cuộc đời vào năm 1962.
(Ảnh: Getty Images)
Một trong những bộ ảnh đắt giá nhất của Marilyn Monroe lúc sinh thời được thực hiện vào đầu năm 1955, khi nữ minh tinh 29 tuổi. Lúc đó, bà đã rời kinh đô điện ảnh Hollywood để đến New York, cố gắng dứt dạt mọi liên hệ với 20th Century Fox và cả định kiến về một "mỹ nhân tóc vàng ngờ nghệch".
Khi ở New York, Marilyn cùng người bạn nhiếp ảnh gia Milton Greene thành lập hãng sản xuất Marilyn Monroe Productions. Cả hai người họ đều thống nhất rằng Marilyn cần gây ấn tượng sâu đậm hơn nữa trong lòng công chúng nếu muốn tiến xa trong sự nghiệp. Vì vậy, Milton đã sắp xếp để Marilyn xuất hiện trên bìa tạp chí Redbook, hi vọng lột tả "một Marilyn thật sự" với đủ mọi cung bậc cảm xúc chứ không đơn thuần là một "quả bom sex" của nước Mỹ.
Kết quả, nhiếp ảnh gia Ed Feingersh của tờ Redbook đã theo chân Marilyn suốt một tuần, ghi lại hàng loạt hình ảnh trước truyền thông và giữa cuộc sống đời thường. Trong đó, khoảnh khắc khiến khán giả bùng nổ cảm xúc là lúc Marilyn đi tàu điện ngầm. Cô không bị soi mói, cũng không cần ai nhường ghế cho mình. Khuôn mặt của Marilyn hơi cúi xuống, đôi mắt khép hờ lột tả một vẻ đẹp rất giản dị, bình yên giữa chuyến tàu ồn ã và cũng góp phần thay đổi cách nhìn của mọi người về một ngôi sao "lắm tài nhiều tật".
3. Cú ngã đi vào lịch sử Oscar của Jennifer Lawrence
(Ảnh: Getty Images)
Trong Lễ trao giải Oscar lần thứ 85 ngày 24/2/2013, nữ diễn viên Jennifer Lawrence đã ngã một cú làm dậy sóng mặt báo khi bước lên bục nhận giải. Sau này, cô từng chia sẻ với W Magazine: "Lúc đó ở Oscar, tôi chờ được nghe tên mình xướng lên và tôi đã nghĩ rằng 'bước đi dễ dàng, bước đi dễ dàng'. Tôi băn khoăn vì sao ý nghĩ này lại mắc kẹt trong đầu mình? Tiếp theo, tôi bước lên bậc thang nhưng tà váy lại vướng vào chân. Tôi mới chợt nhớ stylist từng dặn là phải 'hất, bước, hất, bước'. Tôi nhất thiết phải hất nhẹ phần đuôi váy khi bước đi nhưng rồi đã quên béng. Đó là lí do vì sao tôi lại vấp ngã".
Cú trượt ngã của Jennifer Lawrence đã gây xôn xao suốt thời gian dài và được xem là một trong những sự cố khó quên nhất trong lịch sử giải Oscar.
4. Thiên tài lập dị Salvador Dalí và 3 chú mèo bay
Khi nhiếp ảnh gia Philippe Halsman gặp họa sĩ đại tài Salvador Dalí thuộc trường phái siêu thực, họ đã bắt tay thực hiện một tác phẩm để đời.
Lúc đó là năm 1941 ở New York. Giữa phông bức tranh về nữ thần huyền thoại Leda đang được vẽ dang dở, phó nháy Halsman đã bắt ông họa sĩ cùng 3 chú mèo nhảy đến 28 lần trước khi hài lòng với thành quả cuối cùng. Từ đó, b ức ảnh ra đời với tên gọi "Dadi Atomicus" và đã trở nên vô cùng nổi tiếng, đủ sức "gây mê" bất kỳ ai nhờ sự kết hợp ảo diệu của các chủ thể.
Halsman gọi sự chuyển động của các nhân vật là "jumpology" (học thuyết nhảy). Ông tự mô tả mình là "một nhiếp ảnh gia chân chính muốn ghi lại sự tồn tại chân thực của con người". Nhưng sau 4 thập kỷ "bám đuổi", Halsman mới ghi lại được một khoảnh khắc xuất thần của họa sĩ người Tây Ban Nha. Thách thức lớn nhất là phải giữ lấy nét siêu thực của bậc danh họa nhưng vẫn thật tự nhiên.
Cuối cùng, Halsman yêu cầu Dalí thực hiện cái gọi là "jumpology". Lí do vì: "Khi bạn bắt một người nhảy lên, sự chú ý của họ sẽ chuyển hết về động tác ấy và chiếc mặt nạ sẽ rơi xuống, con người thật hiện ra" . Mặc dù tác giả Halsman đã đưa ra kiến giải như vậy, "Dadi Atomicus" vẫn là bức ảnh nổi tiếng hàng đầu và không thể bắt chước trong lịch sử nhiếp ảnh.
(Theo Brightside, Buzzfeed, W, Artsy)